image banner
Lịch sử thay đổi địa giới và tên gọi hành chính

Năm 1983 xã Bình Phong Thạnh được chia tách gồm 02 xã là Bình An và Bình Thạnh (theo quyết định số 05-HĐBT ngày 14/01/1983 của Hội đồng Bộ trưởng-nay là chính phủ).

Xã Bình An gồm có 4 ấp: ấp An Hòa 1, An Hòa 2 (còn gọi là An Hòa Trung), ấp Vàm Kinh và ấp Long Thạnh. Trong quá trình tồn tại và phát triển, những địa danh trên đất Bình An đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân nơi đây, đó là những địa điểm lưu dấu sự kiện, nhân vật gắn với từng thời điểm lịch sử của vùng đất từ khi được khai phá và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

-  An Hòa Trung: là một trong những thôn đầu tiên của vùng đất Thủ Thừa ngày nay, được ghi nhận năm 1808. Hiện nay còn lưu dấu là Đình An Hòa Trung và các ấp An Hòa 1 và An Hòa 2.

- Xóm Cây Dầu (ấp Vàm Kinh): là nơi tập trung khá đông dân cư, xuất hiện từ khá sớm. Nơi đây, xưa kia có một cây Dầu cổ thụ, cành lá xum xuê tồn tại gần 100 năm. Với đặc điểm trên, người dân địa phương gọi khu vực này là xóm Cây Dầu và tên này tồn tại đến ngày nay.

- Kênh Hội đồng Bền: thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, tại làng An Hòa Trung có ông Trương Văn Bền là người giàu có nắm trong tay khá nhiều ruộng đất. Ông bỏ tiền của ra đào kênh dẫn nước từ sông Vàm Cỏ Tây đến khu vực ấp An Hòa 2 hiện nay để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sau đó ông đắc cử vào Hội đồng xã (một chức danh của chính quyền địch ở địa phương) nên con kênh do ông bỏ tiền ra đào được nhân dân địa phương gọi kênh Hội đồng Bền. Và tên này được gọi đến ngày hôm nay.

- Kênh Thủ Thừa: lúc này kênh này có tên Tà Cú hay Trà Cú. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì “Kênh này ở bờ tây sông Thuận An (Vàm Cỏ Đông) cách cửa sông Tân Long 6 dặm rưỡi, nước chảy khuất khúc, cây cối nằm ngang mặt sông. Trải qua chợ Phủ (chợ Thủ Thừa) 22 dặm rồi ra sông lớn Hưng Hòa (Vàm Cỏ Tây)”. Năm 1829, Vua Minh Mạng đã huy động 16.000 nhân công nạo vét để giao thông được thuân tiện, đặt tên sông là Lợi Tế. Theo truyền thuyết dân gian, ông Mai Tự Thừa là người thừa lệnh Tổng trấn Lê Văn Duyệt phụ trách và chiêu mộ nhân công để nạo vét kênh Trà Cú. Để ghi nhớ công lao ông Mai Tự Thừa nhân dân gọi là kênh Thủ Thừa

- Vàm Thủ: Là khu vực tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa phận xã Bình An hiện nay. Trước kia, khu vực này ghe thuyền tụ tập buôn bán sầm uất, lại thông thương ra sông Vàm Có Tây, vừa bao vệ đường sông cho Gia Định thành, vừa là đường tắt thuận tiện giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế và có tầm quan trọng về quân sự trên con đường Thiên Lý từ miền Tây đến thành Gia Định. Tương truyền, thời bấy giờ, muốn đến Gia Định bằng đường thủy bắt buộc phải qua khu vực Vàm Thủ. Nếu chẳng may gặp nước ròng, phe thuyên đêu phải neo lại, chờ nước lớn mới đi được. Chính vì vậy mà nơi đây là khu vực buôn bán sầm uất, một thời hưng thịnh của vùng đất Bình An từ thế ký XVII đến giữa thê ký XIX. Hiện nay, khu vực Vàm Thủ có tầm ảnh hướng đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

(Theo Lịch sử Đảng bộ xã Bình An 1930-2010 – xuất bản tháng 2/2012)

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh